TIN MỚI

Hiệp hội DNNVV Việt Nam tổ chức 02 khóa đào tạo cho SMEs tại TP. Hồ Chí Minh

(VINASME) –Từ ngày 26 đến ngày 31 tháng 8 năm 2013 tại TP. Hồ Chí Minh, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) Việt Nam, Viện Đào tạo Công nghệ và Quản lý quốc tế (IITM), Ngân hàng BIDV,Câu lạc bộ Doanh nhân Việt Nam đã phối hợp tổ chức 2 khóa đào tạo cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) với các chuyên đề: Quản trị Doanh nghiệp cho SME hoạt động trong nền kinh tế thị trường toàn cầu và Quản trị Tài Chính Doanh nghiệp và Quản trị rủi ro kinh doanh cho SME.


Đồng chí Tô Hoài Nam - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam tham dự và phát biểu trong buổi khai mạc khóa học Quản trị Tài chính DN và Quản trị rủi ro kinh doanh.

Hai khóa đào tạo cho SMEs tại TP. Hồ Chí Minh nằm trong chương trình đào tạo thuộc tiểu cấu phần dự án Tài chính Nông thôn III, khoản tài chính tín dụng – 4447 – VN do Ngân hàng thế giới (WB) tài trợ nhằm hỗ trợ cho các lãnh đạo đến từ các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận.


Quang cảnh buổi học.



Kết thúc khóa học đồng chí Nguyễn Văn Từ - Ủy viên Ban chấp hành, Chánh Văn phòng Hiệp hội DNNVV Việt Nam, đồng chí Nguyễn Thị Thanh – Chủ tịch Câu lạc bộ Doanh nhân Việt Nam đã trao Chứng nhận kết thúc khóa học cho 140 học viên.


Sau khi Lễ Bế giảng kết thúc học viên đã đi thăm một số doanh nghiệp tiêu biểu đóng trên địa bàn thành phố.

Một số hình ảnh trong 2 khóa học.
Ảnh, bài: Thế Hiển

Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam làm việc với Viện KENAN INSTITUTE ASIA

(VINASME) - Sáng ngày 11/9/2013 tại Hà Nội, ngài Richard Bernhard – Giám đốc điều hành Viện Kenan Á châu (KIA) Hoa kỳ đã có chuyến viếng thăm và làm việc với Trung ương Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME).

Tiếp đoàn có đồng chí Tô Hoài Nam – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, đồng chí Phạm Thị Thanh Hằng - Ủy viên Ban chấp hành VINASME, Giám đốc Trung tâm Hợp tác Đầu tư và phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (ICDSME).
Quang cảnh cuộc họp.

Trong buổi làm việc, hai bên đã trao đổi trực tiếp về các vấn đề cùng quan tâm, đặc biệt trong các lĩnh vực trợ giúp phát triển cộng đồng các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.

Bà Phạm Thị Thanh Hằng đã giới thiệu sơ bộ với phía đối tác về tình hình thực trạng các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam hiện nay, chức năng, nhiệm vụ và các hoạt động chủ yếu của ICDSME đang thực hiện nhằm trợ giúp phát triển nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Đại diện Viện Kenan Á châu (KIA), Ngài Richard Bernhard đã giới thiệu sơ bộ hoạt động của KIA trong lĩnh vực thiết kế, quản lý và thực hiện các chương trình phát triển bền vững cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, bao gồm: phát triển doanh nghiệp, kinh doanh, kinh tế, y tế cộng đồng, phát triển thanh niên, giáo dục tiên tiến, du lịch bền vững và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

Hai bên đã thỏa thuận sớm tổ chức các cuộc họp, làm việc cụ thể để tìm kiếm cơ hội hợp tác trợ giúp phát triển cộng đồng các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam trong quá trình xây dựng kế hoạch hoạt động giai đoạn tới của KIA tại Việt Nam.

Tùng Lâm

Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam tổ chức hội nghị lần thứ III – Ban chấp hành TW Hiệp hội khóa II – nhiệm kỳ 2011 - 2015

Đến dự hội nghị có đồng chí Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Các đồng chí Ủy viên Ban thường vụ, các đồng chí Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội, các đồng chí là lãnh đạo các Hội Doanh nghiệp địa phương, các đơn vị trực thuộc Hiệp hội.
Đồng chí Cao Sĩ Kiêm – Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam khai mạc Hội nghị.

Khai mạc Hội nghị đồng chí Cao Sĩ Kiêm – Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam nhấn mạnh: Hội nghị lần thứ III – Ban chấp hành TW Hiệp hội DNNVV Việt Nam Khóa II (2011- 2015) có nhiệm vụ hết sức quan trọng là tổng kết một cách khách quan, toàn diện kết quả, thành tích, những điểm yếu kém, khuyết điểm, rút ra những bài học kinh nghiệm thiết thực nhất cho hoạt động của tổ chức Hội nhiệm kỳ qua.


Đồng chí Tô Hoài Nam – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam báo cáo kết quả hoạt động năm 2012.
 

Tại Hội nghị, đại diện Ban Thường vụ Trung ương Hiệp hội đồng chí Tô Hoài Nam – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam đã báo cáo tổng kết hoạt động năm 2012 và đưa ra phương hướng hoạt động năm 2013.
 
Sau khi nhất trí thông qua báo cáo kết quả hoạt động năm 2012, phương hướng, nhiệm vụ năm 2013, biểu quyết thông qua việc miễn nhiệm 2 đồng chí và bổ sung 6 đồng chí vào Ban Chấp hành Trung ương, các đại biểu đã có nhiều tham luận xung quanh vấn đề hoạt động Hội, những khó khăn, vướng mắc mà cộng đồng DNNVV đang gặp phải, đồng thời kiến nghị những giải pháp tháo gỡ…


Đồng chí Đinh Hạnh - Phó Chủ tịch Hiệp hội DNNVV Việt Nam giới thiệu các đồng chí được bổ sung vào Ban Chấp hành Trung ương
 
Kết luận hội nghị đồng chí Cao Sĩ Kiêm – Chủ tịch Hiệp hội DNNVV Việt Nam biểu dương những ý kiến đóng góp của các đại biểu, Trung ương Hiệp hội DNNVV Việt Nam sẽ tổng hợp những kiến nghị: giảm lãi suất, tiếp cận vốn, giảm các loại phí, đơn giản thủ tục hành chính… để gửi đến các cơ quan chức năng. Trung ương Hội xem xét, sửa đổi, bổ sung Điều lệ tổ chức Hội cho phù hợp với giai đoạn mới từng bước nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức Hội để hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp nhiểu hơn hơn, thiết thực hơn.
 
Một số hình ảnh trong hội nghị:

Đồng chí Nguyễn Văn Thân - Phó Chủ tịch Hiệp hội phát biểu tại Hội nghị.



Đồng chí Phạm Hải Tùng - Phó Chủ tịch Hiệp hội phát biểu tại Hội nghị.


Ảnh và bài: Tùng Lâm

DN phần mềm muốn được sửa chính sách ưu đãi thuế

Nhiều doanh nghiệp phần mềm vẫn chưa thấy mình được hưởng lợi từ chính sách ưu đãi thuế. 
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Tưởng ưu đãi hóa ra bị "ngược đãi"
Trao đổi với phóng viên ICTnews, ông Lê Hồng Hà, Giám đốc Công ty Hà Thắng nhận định: Trong các chính sách ưu đãi về thuế cho các doanh nghiệp làm phần mềm, chính sách không đánh thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với phần mềm được coi là một sự “ưu đãi”, tuy nhiên về thực chất thì không phải như vậy, thậm chí, các doanh nghiệp phần mềm đang phải chịu thiệt thòi lớn, thậm chí có thể nói là bị “ngược đãi” từ chính sách ưu đãi này.
Theo quy định của ngành Thuế, doanh nghiệp nếu thuộc diện “không phải chịu thuế” thì sẽ không được khấu trừ những chi phí đầu vào khác phục vụ cho việc làm ra sản phẩm, nhưng nếu thuộc diện “chịu thuế suất 0%” thì lại được tính khấu trừ thuế.
Trên thực tế, một doanh nghiệp khi làm phần mềm, ngoài các chi phí lương, thưởng cho nhân viên còn phải sử dụng rất nhiều sản phẩm, dịch vụ mua ngoài và phần lớn các sản phẩm, dịch vụ đều chịu thuế GTGT với mức thuế suất 10%. Nếu không có chính sách “không đánh thuế GTGT đối với phần mềm” thì doanh nghiệp sẽ được khấu trừ phần thuế GTGT của các sản phẩm, dịch vụ mua ngoài đó khi tính khoản thuế GTGT phải nộp hàng tháng. Nhưng do chính sách “ưu đãi” mà doanh nghiệp không được khấu trừ khoản thuế GTGT kia và phải chuyển nó sang thành chi phí sản xuất, làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.
Để giúp các doanh nghiệp phần mềm không bị “ngược đãi” vì chính sách ưu đãi thuế GTGT hiện hành, ông Hà cho rằng cần đưa doanh nghiệp phần mềm vào diện chịu thuế.
Hiện các chuyên gia, doanh nghiệp đang đề xuất 3 phương án sửa đổi ưu đãi thuế GTGT đối với doanh nghiệp phần mềm.
Thứ nhất, áp dụng thuế suất 0% cho doanh nghiệp phần mềm, không phân biệt doanh nghiệp sản xuất phục vụ thị trường nội địa với doanh nghiệp xuất khẩu. Khi đó, giá bán các sản phẩm trong nước không phải “gánh” thêm khoản thuế GTGT.
Thứ hai, áp dụng thuế suất 10% cho cả 2 loại doanh nghiệp phục vụ thị trường nội địa và xuất khẩu (hiện doanh nghiệp xuất khẩu đang được hưởng ưu đãi thuế 0%).
Thứ ba, áp dụng thuế suất 10% đối với doanh nghiệp phục vụ thị trường nội địa, và áp dụng thuế suất 0% đối với doanh nghiệp xuất khẩu.
Có vẻ như Bộ Tài chính đang nghiêng về phương án thứ 3 vì không muốn giảm nguồn thu ngân sách Nhà nước nếu giảm mức thuế suất ưu đãi xuống 0%. Dẫu sao phương án này cũng vẫn đem lại lợi ích lớn hơn cho doanh nghiệp phần mềm so với “ưu đãi” không phải nộp thuế.
Bàn thêm về chính sách ưu đãi thuế GTGT, ông Hà nhấn mạnh rằng đối tượng thụ hưởng là người dùng cuối chứ không phải doanh nghiệp phần mềm. Khi có ưu đãi thuế này thì người mua sẽ được mua sản phẩm với giá thấp hơn. Còn doanh nghiệp phần mềm không lợi hơn mà cũng chẳng thiệt hại gì hơn vì chỉ có trách nhiệm thu thuế GTGT của người sử dụng rồi nộp lại cho ngân sách Nhà nước.
“Đối tượng thụ hưởng ưu đãi thuế GTGT đang sai lệch so với mục tiêu, chủ trương của Đảng và Chính phủ là phải hỗ trợ các doanh nghiệp phần mềm”, ông Hà khẳng định.
Doanh nghiệp nước ngoài hưởng lợi lớn
Đó là phân tích của ông Trần Trọng Thành, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Dịch vụ trực tuyến VINAPO khi trao đổi với phóng viên ICTnews về chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) hiện hành đối với doanh nghiệp/công ty công nghệ (trong đó có doanh nghiệp CNTT, doanh nghiệp phần mềm).
Ông Thành lưu ý cần phân biệt rõ hai loại công ty công nghệ: Một là công ty nghiên cứu phát triển công nghệ, đem lại nhiều giá trị gia tăng cho đất nước. Hai là công ty nhập khẩu, kinh doanh triển khai công nghệ của nước ngoài. Có thể phân biệt hai loại công ty này nếu nhìn vào dòng tiền và chuỗi giá trị của công ty. Ví dụ 70% giá trị sản phẩm dành cho khâu nhập khẩu, 30% giá trị dành cho các khâu hoạt động trong nước thì công ty này là công ty phân phối chứ không phải công ty nghiên cứu – phát triển.
Với chính sách ưu đãi thuế TNDN hiện hành thì những công ty nhập khẩu công nghệ của nước ngoài để triển khai trong nước sẽ có nhiều khả năng áp dụng “chiêu” chuyển giá ở Việt Nam. Khi đó, người hưởng lợi lớn là các công ty nước ngoài.
Còn đối với các công ty nghiên cứu phát triển công nghệ trong nước, “thực ra trong 3 – 5 năm đầu tiên người ta toàn lỗ hoặc không có lãi nên họ chẳng quan tâm tới thuế TNDN vì không thấy được lợi gì trong chuyện ưu đãi thuế TNDN”, ông Thành phân tích.
Hiện các doanh nghiệp CNTT đang được hưởng chính sách ưu đãi thuế TNDN, cụ thể là miễn thuế 4 năm đầu, được hưởng mức thuế suất 5% trong 9 năm tiếp theo và 2 năm sau đó hưởng mức thuế ưu đãi 10% thuế TNDN.
Tuy nhiên, ông Thành phản ánh rằng muốn được hưởng ưu đãi thuế TNDN thì doanh nghiệp phải đáp ứng các tiêu chí để được công nhận là doanh nghiệp công nghệ, trong khi đó, các tiêu chí lại chỉ hướng tới số lượng nhân viên, số lượng người có bằng cấp, trình độ cao về công nghệ... “Theo định nghĩa này thì Facebook, Apple, Dell những năm đầu tiên thành lập cũng không thể là công ty công nghệ được bởi lãnh đạo không tốt nghiệp đại học. Tôi cho rằng các cơ quan quản lý cần phải tìm những định nghĩa, tiêu chí phù hợp hơn để nhiều công ty được xác nhận là công ty công nghệ và được hưởng ưu đãi về thuế TNDN”.
Cần ưu đãi thuế thu nhập cá nhân
Các chuyên gia, doanh nghiệp đều khẳng định muốn hỗ trợ phát triển cho các doanh nghiệp phần mềm thì chính sách ưu đãi thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là một trong những chính sách thiết thực, hiệu quả nhất.
Trước đây, đã có lúc những người làm phần mềm được xem xét ưu đãi thuế thu nhập, song kể từ khi triển khai Luật Thuế TNCN thì không còn thấy có ưu đãi nào về thuế TNCN nữa.
“Các công ty khởi nghiệp (start-up) đều cần phải trả một khoản tiền lớn về lương cho các nhân viên công nghệ. Nếu có ưu đãi thuế TNCN thì khoản tiền lương mà các nhân viên công nghệ nhận được sẽ cao hơn so với khi phải đóng thuế như thời gian qua”, ông Thành chia sẻ.
Một số chuyên gia CNTT khác còn nhận xét, nếu có ưu đãi thuế TNCN cho người làm phần mềm thì có thể hút được nhiều chuyên gia nước ngoài và nhân lực trình độ cao hơn về làm việc cho ngành phần mềm Việt Nam.
DN không phải chịu thuế GTGT có lợi nhuận thấp DN chịu thuế
So sánh trường hợp 2 doanh nghiệp cùng có doanh thu bán phần mềm là 200 đồng, chi phí đầu vào là 100 đồng, trong đó 70 đồng trả lương nhân viên, 30 đồng dành cho các khoản chi phí khác (điện, nước, điện thoại, Internet, thuê trụ sở,...) cho thấy: 
Nếu doanh nghiệp thuộc diện “không phải đóng thuế GTGT” thì thuế GTGT của phần chi phí khác là 3 đồng (10% của 30 đồng) sẽ không được khấu trừ mà phải tính là chi phí sản xuất. Khi đó, lợi nhuận của doanh nghiệp là 200 đồng (doanh thu) – 70 đồng (lương) – 30 đồng (chi phí khác) – 3 đồng (VAT của chi phí khác) = 97 đồng.
Còn nếu doanh nghiệp chịu thuế suất 10% thuế GTGT, thì thuế GTGT của phần mềm bán ra là 20 đồng (10% của 200 đồng doanh thu), thuế GTGT của phần chi phí khác là 3 đồng (10% của 30 đồng). Tuy nhiên, khoản 3 đồng này được khấu trừ khi nộp thuế GTGT đầu ra nên thuế GTGT phải nộp chỉ còn 20 đồng – 3 đồng = 17 đồng (khoản này doanh nghiệp lấy từ khoản thuế GTGT thu được của khách hàng để nộp). Khi đó, lợi nhuận sản xuất phần mềm của doanh nghiệp là 200 đồng (doanh thu) – 70 đồng (lương) – 30 đồng (chi phí khác) = 100 đồng.

 Theo ICTNews

Đã tính phương án sơ tán người Việt tại Ai Cập

"Tình hình tại Ai Cập hiện nay rất khó lường, có khả năng sẽ ngày càng xấu đi. Viễn cảnh các bên thỏa hiệp trong thời gian sắp tới là rất khó xảy ra và bạo lực sẽ tiếp tục lan rộng với thương vong ngày càng tăng".
Người Ai Cập biểu tình ở quảng trường Tahrir - Ảnh: AP.

Đó là nhìn nhận của Đại sứ Việt Nam tại Ai Cập, ông Đào Thành Chung trong cuộc trả lời phóng viên TTXVN tại Cairo (Ai Cập) ngày 18/8, liên quan đến tình hình bất ổn hiện nay tại quốc gia Bắc Phi này và khả năng sơ tán công dân Việt Nam khỏi Ai Cập.

Nêu tình hình những ngày qua tại Ai Cập diễn biến rất phức tạp với bạo lực lan rộng khắp thủ đô Cairo cũng như toàn bộ các thành phố lớn, Đại sứ Đào Thành Chung nói điều này "đã tác động rất mạnh tới cộng đồng người Việt Nam ở Ai Cập".

"Đại sứ quán đã tổ chức các cuộc họp với toàn thể cán bộ công nhân viên sứ quán cũng như với các cơ quan bên cạnh Đại sứ quán, trong đó có Thông tấn xã Việt Nam và Đài Tiếng nói Việt Nam, để bàn các biện pháp nhằm đảm bảo an ninh, an toàn cho trụ sở cơ quan đại diện cũng như cho cộng đồng người Việt Nam ở Ai Cập", ông cho hay.

Theo Đại sứ, tính đến nay có 79 người Việt Nam đang sinh sống làm việc tại Ai Cập, trong đó số lượng cán bộ công nhân viên cũng như các thành viên gia đình đi theo là 24 người. Số còn lại là sinh viên, học sinh cùng người Việt Nam sinh sống và làm việc tại quốc gia này, và Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập "đang bàn những phương án, chủ trương trong trường hợp xấu nhất xảy ra".

"Hiện chúng tôi đang xây dựng phương án cụ thể trong những trường hợp xấu nhất xảy ra, kể cả việc đóng cửa Đại sứ quán và sơ tán cộng đồng người Việt Nam", Đại sứ nói.

Trả lời TTXVN, ông cũng cho biết lãnh đạo Bộ Ngoại giao rất quan tâm theo dõi tình hình Ai Cập và sự an toàn, an ninh bảo đảm cho các cơ quan đại diện ngoại giao cũng như cộng đồng Việt Nam tại Ai Cập. Đại sứ quán thường xuyên được chỉ đạo sát sao từ Bộ Ngoại giao.

Theo nguồn tin từ Vietnam Plus, trong một diễn biến có liên quan, ngày 19/8, Chính phủ Thái Lan đã quyết định sơ tán công dân khỏi Ai Cập. Ba máy bay thương mại sẽ tới Dubai, Tiểu vương quốc Arập thống nhất để đón khoảng 500 công dân Thái. Những người này sơ tán khỏi Ai Cập trên các chuyến bay hợp đồng theo sự bố trí của Bộ Ngoại giao Thái Lan.

Một máy bay vận tải quân sự C-130 cũng được phái đến Cairo để đưa 66 người khác trở về quê hương trong chiều 19/8.

Bí thư Thường trực Bộ Ngoại giao Thái Lan Sihasak Phuangketkeaw đã ra lệnh sơ tán toàn bộ thân nhân của cán bộ Đại sứ quán, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Ông cho biết Đại sứ quán Thái Lan tại Ai Cập sẽ không đóng cửa khi chính quyền sở tại có thể đảm bảo an toàn cho người nước ngoài.

Hiện Thái Lan có 1.820 sinh viên đang học tập tại thủ đô Cairo và thành phố Alexandria, cùng khoảng 200 công dân đang làm việc và điều hành các khách sạn tại Cairo. Số người chưa được sơ tán hoặc tình nguyện ở lại Ai Cập được khuyến cáo thường xuyên giữ liên lạc với Đại sứ quán Thái Lan và có thể liên hệ trực tiếp với Bộ Ngoại giao Thái Lan theo đường dây nóng.


Theo VNM

Nâng cao hiệu quả công tác điều tra, xử lý các vụ án tham nhũng

Sáng 10-9, tại Hà Nội, Ðoàn Công tác số 3 Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng, chống tham nhũng do đồng chí Nguyễn Bá Thanh, Ủy viên T.Ư Ðảng, Trưởng ban Nội chính T.Ư, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng, chống tham nhũng làm Trưởng đoàn đã thực hiện chương trình làm việc với Ðảng ủy Công an T.Ư để kiểm tra, giám sát việc thanh tra vụ việc, khởi tố, điều tra các vụ án tham nhũng.

Ảnh minh họa.
Tham dự phiên làm việc có Ðại tướng Trần Ðại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ðảng ủy Công an T.Ư, Bộ trưởng Công an; các đồng chí Ủy viên T.Ư Ðảng: Thượng tướng Lê Quý Vương, Thứ trưởng Công an; Phạm Anh Tuấn, Phó Trưởng Ban Nội chính T.Ư, Phó Trưởng đoàn cùng các thành viên trong Ðoàn công tác và đại diện lãnh đạo các đơn vị chức năng thuộc Bộ Công an.
Thay mặt Ðoàn công tác, phát biểu ý kiến tại buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Bá Thanh nhấn mạnh một số nội dung trọng tâm khi làm việc tại Bộ Công an, nhằm định hướng những giải pháp hoàn thiện về thể chế cơ cấu, bộ máy, tổ chức cơ quan điều tra, qua đó, nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động phòng, chống tội phạm tham nhũng của các cơ quan chức năng thuộc Bộ Công an. Ðồng chí nêu rõ, mục đích của đợt kiểm tra nhằm đôn đốc, kiểm tra, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của cơ quan điều tra và các đơn vị chức năng thuộc Bộ Công an trong công tác thanh tra, khởi tố, điều tra các vụ việc, vụ án tham nhũng.
Thay mặt Ðảng ủy Công an T.Ư, lãnh đạo Bộ Công an, Ðại tướng Trần Ðại Quang phát biểu ý kiến, nhất trí cao với nội dung, chương trình làm việc của Ðoàn công tác tại Bộ Công an và một số đơn vị chức năng thuộc Bộ. Ðồng thời nhấn mạnh, việc phát hiện, thanh tra, khởi tố, điều tra, và đề nghị truy tố các vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp luôn được Ðảng ủy Công an T.Ư và lãnh đạo Bộ Công an chỉ đạo chặt chẽ với tinh thần kiên quyết tiến công tội phạm; đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác điều tra, xử lý các vụ án tham nhũng trên cơ sở xử lý đúng thẩm quyền, pháp luật.



Theo ND

Quyền sở hữu trí tuệ: “Chờ được vạ, má đã sưng”!

Đó có thể là câu đúc kết rất súc tích về hiện trạng xác lập và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) của các doanh nghiệp Việt Nam tại hội thảo “SHTT trong môi trường thương mại toàn cầu: giải pháp khắc phục điểm yếu cho doanh nghiệp Việt” do Hội doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, tạp chí Tia Sáng và cục Sở hữu trí tuệ (bộ Khoa học và công nghệ) tổ chức tại TP.HCM hôm qua, 28.5.2013.
Về mặt pháp lý, để bảo vệ người tiêu dùng và nhà sản xuất chân chính, đã có các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức thực thi quyền như quản lý thị trường, công an, toà án… Nhưng ông Đào Trọng Đại, trưởng ban pháp chế công ty CP vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) cho biết, doanh nghiệp đang rất đơn độc trong cuộc chiến chống hàng giả. “Chúng tôi phải tự tổ chức điều tra, phát hiện để ngăn chặn. Chuyển ra toà thì phải mất sáu tháng đến một năm. Được vạ, má sưng!”, ông Đại nói.











 
Cá tầm do doanh nghiệp Việt Nam nuôi đã có code giúp người dùng nhận diện, chống hàng giả. Ảnh: Đặng Hoàng
Không dễ tìm hỗ trợ
Ông Ngô Đức Hoà, chủ tịch hội đồng quản trị công ty CP may quốc tế Thắng Lợi, bức xúc: “Vấn đề thực thi quyền SHTT, nói nhiều, nói nữa, nói mãi vẫn thế. Tôi làm hàng bán giá 800.000 đồng thì họ nhái và bán 400.000 đồng. Tôi biết Việt Tiến cũng bị hàng giả, hàng nhái nhiều và hỏi kinh nghiệm đối phó của họ thì được trả lời: không làm gì được đâu!”
15 năm tham gia thị trường thời trang là ngần ấy thời gian những người có trách nhiệm của công ty thời trang Foci (TP.HCM) đau đầu với chuyện hàng gian, hàng giả. Phó tổng giám đốc Foci Ngô Thị Báu cho biết: “Foci vừa tốn tiền, vừa tốn công sức để bảo vệ thương hiệu và trong hành trình này, doanh nghiệp không chỉ cô độc còn gặp những phiền toái từ các cơ quan thực thi pháp luật”.
Nhiều chủ doanh nghiệp khẳng định, họ sẵn sàng bỏ tiền và công sức để bảo vệ quyền SHTT nhưng trên thực tế, nếu không có sự hỗ trợ từ các cơ quan thực thi có trách nhiệm thì chống hàng nhái là “bất khả thi”. Nhưng tại buổi hội thảo, hầu hết các doanh nghiệp cho rằng, phối hợp với các cơ quan chức năng không dễ dàng chút nào.
Theo lời ông Đại, trong những lần tìm hiểu hàng gian trên thị trường, PNJ chưa thể phối hợp với quản lý thị trường vì những phức tạp mà chính doanh nghiệp cũng không lường hết được! Bà Báu kể, có lần Foci phối hợp với quản lý thị trường điều tra hàng nhái hàng giả dù giá trị lô hàng này chẳng bao nhiêu. Theo yêu cầu của quản lý thị trường, Foci phải xác minh nguồn gốc lô hàng đó để làm bằng chứng, trong khi đó quản lý thị trường lại kiểm tra Foci có làm hàng giả hay không.
Doanh nghiệp độc hành
Trong nước, hành trình đi tìm công lý đã khó, ngoài nước, hành trình ấy càng gian nan vất vả. Sau sự kiện bà Hai Tỏ (Bến Tre) thắng kiện đối tác Trung Quốc, nay là câu chuyện của ông Nguyễn Lâm Viên, chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc Vinamit.
Ông Viên kể: khi mở rộng thị trường sang Trung Quốc, cứ nghĩ rằng thương hiệu Vinamit đã được đăng ký ở Việt Nam, nghĩa là không cần đăng ký ở quốc gia khác vì đã có tên có tuổi hẳn hoi! Nắm được sơ hở này, năm 2007, một đối tác của Vinamit ở Trung Quốc đã đăng ký thương hiệu Vinamit dưới cái tên Trung Quốc. “Kể từ đó, nhiều khách hàng biết Vinamit ở Trung Quốc biết đến thương hiệu Vinamit bằng ngôn ngữ Trung Quốc chứ không bằng… Vinamit”, ông Viên cười. Hàng hoá của Vinamit bị rút khỏi quầy ở hàng loạt siêu thị, nhường chỗ cho doanh nghiệp làm hàng giả.
“Vì họ có đăng ký tại thị trường Trung Quốc nên họ được quyền đó. Còn tôi không có đăng ký nên thua cuộc, từ một người làm ăn đàng hoàng trở thành người không đàng hoàng”, ông Viên chua xót. Quyết không thua cuộc, năm 2010, qua bạn bè, ông Viên tìm được nhóm luật sư ở Bắc Kinh có khả năng giúp ông Viên thắng kiện. Theo lời ông Viên, luật Trung Quốc cho rằng, nếu chứng minh người làm hàng nhái có quan hệ với Vinamit thì Vinamit sẽ thắng kiện. Cuối cùng, ông Viên tìm ra giấy khai sinh của người đăng ký thương hiệu chính là em của đối tác làm ăn với Vinamit trước đây. Năm 2013, toà công bố Vinamit thắng kiện. Ông Viên đúc kết: “Ngoài việc phải thực thi đúng những nguyên tắc về SHTT theo luật pháp quốc tế, cần chú ý đến những cá nhân đang làm việc cho doanh nghiệp. Nhiều bí quyết công nghệ bị đánh cắp từ chính những con người đang làm việc trong doanh nghiệp”.
Làm thế nào tự cứu?
Trao đổi riêng với phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị, bộ trưởng bộ Khoa học và công nghệ, TS Nguyễn Quân thừa nhận, vai trò hoạt động của các cơ quan thực thi quá yếu trong việc bảo vệ những giá trị SHTT như: bản quyền, sáng chế… của các doanh nghiệp. Viện phó viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương Võ Trí Thành, cho rằng toà án chưa phát huy vai trò của mình trong việc thực thi quyền SHTT. Bằng chứng cho nhận định trên, logo của công ty Đại Việt (Vinagas) đã bị nhái tại thị trường Hà Nội. Dù Đại Việt đã gởi hồ sơ đến toà kinh tế Hà Nội nhưng nhiều năm nay vẫn chưa giải quyết xong.
Ông Nguyễn Văn Bảy, giám đốc trung tâm Nghiên cứu và đào tạo (bộ Khoa học và công nghệ) lại cho rằng, việc toà án chưa tham gia tích cực vào vấn đề tranh chấp những giá trị thuộc SHTT là do tâm lý ngại “hầu toà” của các doanh nghiệp nguyên đơn. Đại diện cho sở Khoa học và công nghệ TP.HCM, phó phòng SHTT Hoàng Tố Như cho biết, nhân lực thanh tra SHTT của sở chỉ có bảy người nên không thể đảm nhận hết vai trò bảo vệ quyền SHTT cho hàng trăm ngàn doanh nghiệp trên địa bàn. “Trước hết, doanh nghiệp phải tự cứu mình!”, bà Như chia sẻ.

Soi tiến độ dự án chung cư "hot" nhất hiện nay

Trong bối cảnh thị trường BĐS "ảm đạm", dự án chung cư CT11 tại KĐT Kim Văn – Kim Lũ do DN Tư nhân Xây dựng số 1 tỉnh Điện Biên làm chủ đầu tư nổi lên như một hiện tượng của thị trường.

Dự án cao 39 tầng, các căn hộ tại đây có diện tích từ 50 đến 70m2.

Chung cư CT11 được xem là một trong những dự án chung cư thương mại có giá rẻ nhất thị trường hiện nay. Những ngày cuối tháng 3, tại sàn giao dịch bất động sản Mường Thanh hàng chục khách hàng, nhà đầu tư chầu chực chờ chủ đầu tư mở bán tòa nhà Kim Văn – Kim Lũ, người ra vào nhốn nháo, người tìm cơ hội lướt sóng, người có nhu cầu mua nhà ở đến tìm hiểu thông tin...



Giá bán hiện tại được "cò" tại sàn Mường Thanh đưa ra dao động ở mức 10-14 triệu đồng/m2 với các mức giá chênh thấp nhất là 35 triệu đồng/căn hộ và cao nhất lên đến 80 triệu đồng/căn hộ.

Dự án chung cư CT11 tọa lạc tại Phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, Hà Nội (Ngay mặt đường Nguyễn Xiển) do Công ty Xây dựng tư nhân số 1 Lai Châu làm chủ đầu tư.

Tuy nhiên, hiện tại dự án này đang mắc phải nghi án bán khống căn hộ khi chủ đầu tư khẳng định chỉ xây 39 tầng, thì "cò" vẫn rao bán các tầng từ 40 trở lên ngay tại sàn giao dịch BĐS của chủ đầu tư với mức giá khá hấp dẫn chỉ 10-11 triệu đồng/m2. Khi hỏi về giấy tờ sổ đỏ thì một số “cò” cho biết là sẽ không có.

 Thông tin chủ đầu tư bán căn hộ penhouse từ tầng 40 đến tầng 42 của tòa chung cư CT11  là các căn xây dựng sai phép đã khiến nhiều quan tâm nghi ngại.


Dự án được khởi công vào năm 2011 và dự kiến hoàn thành vào năm 2015.
Soi tiến độ dự án chung cư
Hiện tại dự án đang đổ sàn tầng 1.
Soi tiến độ dự án chung cư
Toàn cảnh dự án đang triển khai
Soi tiến độ dự án chung cư
Soi tiến độ dự án chung cư
Theo thông tin từ chủ đầu tư, dự kiến dự án sẽ xây 4 tầng/tháng
Soi tiến độ dự án chung cư
Như vậy chỉ sau 10 tháng dự án sẽ xây xong phần thô
Soi tiến độ dự án chung cư
Soi tiến độ dự án chung cư
Dự kiến sau khi xây thô khoảng 10 tháng dự án sẽ bàn giao cho khách hàng
Soi tiến độ dự án chung cư

Theo CafeF

TPHCM: Sài Gòn ngập khủng khiếp sau trận mưa và triều cường

Cơn mưa lớn kéo dài nhiều giờ đồng hồ và chiều 10/9 kết hợp với triều cường dâng cao khiến nhiều tuyến đường tại TPHCM ngập nặng, giao thông tê liệt nhiều giờ liền.
Theo ghi nhận của PV, cơn mưa lớn kéo dài trong khoảng 2 tiếng đồng hồ vào chiều 10/9 cộng với đợt triều cường dâng cao đã khiến nhiều tuyến đường tại TPHCM bị ngập năng. Các tuyến đường bị ngập nặng trong đợt này tập trung chủ yếu ở quận Tân Bình như: đường Đồng Đen, Bàu Cát, Trương Công Định, Âu Cơ, Lê Bình, Nguyễn Hồng Đào….
 

Nhiều tuyến đường ngập nặng trong chiều tối 10/9
Nhiều tuyến đường ngập nặng trong chiều tối 10/9
 
Ghi nhận tại tuyến đường Âu Cơ vào khoảng 19h, tại đây có hàng ngàn lượt phương tiện xe gắn máy bị chết máy nằm la liệt trên vỉa hè, một số khác không dám lưu thông tiếp vì sợ chết máy đành ngồi chờ trên lề đường khiến giao thông bị ùn ứ nghiêm trọng. Trong khi đó tại đường Đồng Đen (quận Tân Bình) nước ngập hơn nữa xe gắn máy khiến nhiều phương tiện qua đây bị chết máy, rất đông người dân phải bì bỏm dẫn bộ xe ra khỏi vùng ngập.
Nhiều phương tiện chết máy
Nhiều phương tiện chết máy
Nhiều phương tiện chết máy
 
Trong khi người dân bì bỏm vì nước ngập thì một số khác lại được cơ hội kiếm tiền từ dịch vụ chùi bugi với giá từ 15 – 30 ngàn đồng, trung chuyển xe gắn máy ra khỏi vùng ngập với giá từ 50 – 100 ngàn đồng.
Đến 21h cùng ngày nhiều tuyến đường vẫn chìm trong biển nước và người dân vẫn chưa thể về nhà.
Một số hình ảnh phóng viên Dân trí ghi nhận trong tối 10/9:
 
Mưa cực lớn trong chiều tối 10/9
Mưa cực lớn trong chiều tối 10/9
Mưa cực lớn trong chiều tối 10/9
Đường Đồng Đen chẳng khác nào một khúc sông
Đường Đồng Đen chẳng khác nào một khúc sông
Đường Đồng Đen chẳng khác nào một khúc sông
Nước tràn vào nhà ngập lên đến đầu gối
Nước tràn vào nhà ngập lên đến đầu gối
Nước tràn vào nhà ngập lên đến đầu gối
Tranh thủ chùi rửa đồ đạt
Tranh thủ chùi rửa đồ đạt
Tranh thủ chùi rửa đồ đạt
Nhiều xe tá ngã vì đường ngập
Nhiều xe tá ngã vì đường ngập
Nhiều xe tá ngã vì đường ngập
Ô tô cũng chung số phận
Ô tô cũng chung số phận
Ô tô cũng chung số phận
Các dịch vụ kéo ô tô, chở xe gắn máy ra khỏi vùng ngập cáo giá từ 50 -  200 ngàn đồng
Các dịch vụ kéo ô tô, chở xe gắn máy ra khỏi vùng ngập cáo giá từ 50 -  200 ngàn đồng
Các dịch vụ kéo ô tô, chở xe gắn máy ra khỏi vùng ngập cáo giá từ 50 -  200 ngàn đồng
Các dịch vụ kéo ô tô, chở xe gắn máy ra khỏi vùng ngập cáo giá từ 50 -  200 ngàn đồng
Đến 21h cùng ngày hàng trăm người dân vẫn đứng chờ nước rút mới đi tiếp
Đến 21h cùng ngày hàng trăm người dân vẫn đứng chờ nước rút mới đi tiếp
Đến 21h cùng ngày hàng trăm người dân vẫn đứng chờ nước rút mới đi tiếp
Đến 21h cùng ngày hàng trăm người dân vẫn đứng chờ nước rút mới đi tiếp
Đắp đê giữa phố
Đắp đê giữa phố
 
Đình Thảo
Theo DT

Vinamilk “có cơ” vào danh sách công ty đại chúng xuất sắc nhất châu Á

Dù chưa có tên trong danh sách 50 doanh nghiệp niêm yết xuất sắc nhất khu vực châu Á-Thái Bình Dương do tạp chí Forbes thực hiện, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) được cho là có thể có tên trong danh sách này trong năm sau.
Vinamilk là công ty Việt Nam duy nhất trong số 12 doanh nghiệp mà Forbes cho là sẽ sớm lọt vào Fab 50 trong tương lai gần, có thể là vào năm sau.
Forbes vừa công bố danh sách thường niên lần thứ 8 các doanh nghiệp đại chúng xuất sắc nhất khu vực châu Á-Thái Bình Dương - Fabulous 50 (Fab 50). Các công ty đến từ Trung Quốc đại lục một lần nữa chiếm ưu thế áp đảo trong danh sách này, với 23 đại diện.

Forbes cho biết, 50 công ty trong danh sách được chọn từ 1.295 doanh nghiệp có doanh thu hoặc giá trị vốn hóa ít nhất 3 tỷ USD. Các nhà phân tích của Forbes đã đánh giá công ty trên cơ sở doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận trên vốn, biến động giá cổ phiếu và triển vọng. Các công ty được chọn đều có lịch sử tài chính lành mạnh, kết hợp với năng lực quản lý và kỹ năng kinh doanh tốt.

“Một nền kinh tế giảm tốc sẽ cho thấy sự khác biệt rõ giữa những công ty vừa đủ tốt và những công ty thực sự xuất sắc. Danh sách Fab 50 năm nay bao gồm những doanh nghiệp đã vươn lên phát triển giữa môi trường tăng trưởng đi xuống ở châu Á cũng như sự vắng bóng tăng trưởng ở các thị trường Mỹ và châu Âu”, Forbes cho biết.

Ấn Độ có 11 công ty lọt vào danh sách; Hàn Quốc có 4 doanh nghiệp; Thái Lan, Australia, Đài Loan, và Hồng Kông mỗi nền kinh tế có 2 đại diện; Nhật Bản, Philippines, Malaysia, và Singapore mỗi nền kinh tế có 1 đại diện.

Có mặt lâu năm nhất trong danh sách này là tập đoàn đa lĩnh vực Noble của Hồng Kông. Năm nay đã là năm thứ 7 liên tục, Noble lọt vào Fab 50. Theo Forbes, Noble chỉ có một quý thua lỗ hiếm hoi vào năm ngoái.

Việt Nam chưa có gương mặt nào trong xếp hạng này của Forbes. Tuy nhiên, Vinamilk là công ty Việt Nam duy nhất trong số 12 doanh nghiệp mà Forbes cho là sẽ sớm lọt vào Fab 50 trong tương lai gần, có thể là vào năm sau.

Trước đây, Vinamilk đã từng lọt vào một số xếp hạng của Forbes. Vào năm 2010, Vinamilk được tạp chí này bầu chọn là một trong 200 doanh nghiệp có doanh thu dưới 1 tỷ USD tốt nhất tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương (Asia's 200 Best Under A Billion). Tháng 3 năm nay, Forbes công bố danh sách 50 nữ doanh nhân thành công nhất châu Á, trong đó có bà Mai Kiều Liên, Tổng giám đốc Vinamilk.
Theo VNE
HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TỈNH LÂM ĐỒNG
Địa chỉ: Số 05 Lê Hồng Phong - Đà Lạt - Lâm Đồng
ĐT/Fax: 063.3822.159 Email: ldgsme@gmail.com